Học sinh lớp 1 học trực tuyến, cần chuẩn bị những gì?

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, nhiều địa phương đã chuẩn bị kế hoạch triển khai năm học mới, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh. Đối với những học sinh đã làm quen với việc học trực tuyến trước đây thì không có gì để nói. Nhưng với những học sinh lớp 1 học trực tuyến, cần chuẩn bị những gì, học như thế nào để đạt được hiệu quả?

Học trực tuyến là gì?

Khác với phương pháp dạy học truyền thống trước đây, học trực tuyến là phương pháp sử dụng các phương tiện công nghệ trên môi trường internet để dạy và học. Người dạy (thầy cô giáo) chia sẻ kiến thức, truyền tải nội dung bài học. Người học (học sinh) là người lĩnh hội. Cả 2 đều tương tác với nhau trên môi trường công nghệ, dựa vào các thiết bị và các phần mềm hỗ trợ dạy và học.

Học sinh lớp 1 học trực tuyến như thế nào?

Đối với học sinh chuẩn bị vào lớp 1. Thoạt đầu, các phụ huynh rất lo lắng, vì các em chưa thành thạo trong sử dụng chữ viết (đọc, viết), nói gì đến sử dụng công nghệ để tham gia học tập trực tuyến.

Cha mẹ lo lắng là hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, học sinh lớp 1 là những cô bé, cậu bé mới chập chững “gia nhập” môi trường học tập, là cấp học đầu tiên trong quãng đường học sinh, là nơi khơi gợi và phát huy trí tuệ của trẻ. Trẻ còn ham chơi hơn là ham học. Học trực tiếp trên lớp, phải mất một học kỳ đầu, thầy cô mới có thể giúp trò làm quen được các hoạt động của môi trường học tập. Vậy học trực tuyến chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn là điều dễ hiểu.

Học trực tuyến đối với học sinh lớp 1, các hoạt động giữa cô và trò được thực hiện trên nền tảng công nghệ. Thầy cô truyền đạt kiến thức, những làm sao đảm bảo cho các em sự say mê, tập trung nghiêm túc là điều rất khó. Để giúp cô trò đạt được kết quả cao của buổi học, cha mẹ phải là người hỗ trợ. Từ việc kèm cặp, hướng dẫn, uốn nắn, nhắc nhở trẻ, cho đến việc kết nối với thầy cô giáo để giúp học sinh hoàn thành các nhiệm vụ theo yêu cầu.

Vậy, phụ huynh cần chuẩn bị những gì, để giúp học sinh lớp 1 học trực tuyến đạt hiệu quả?

Có rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Thầy cô là điều kiện không thể thiếu. Nhưng môi trường học tập (online) là điều kiện đủ để đạt được kết quả như mong muốn. Sau đây, Môi Trường Số sẽ đề cập đến một số vấn đề mà phụ huynh cần chuẩn bị cho việc học online của trẻ.

1. Không gian, môi trường học tập

Ðầu tiên, phụ huynh cần bố trí một góc học tập tách biệt, có bàn ghế phù hợp với độ tuổi của con, tránh để bé ngồi tạm trên ghế sofa hoặc giường khi học. Phụ huynh cũng có thể trang trí góc đặc biệt này bằng những những câu trích dẫn mang tính khích lệ hoặc truyền cảm hứng tự học.

2. Thực hiện theo thời khóa biểu

Hãy giúp trẻ quản lý thời khóa biểu học tập. Việc tuân thủ kế hoạch học tập trong ngày sẽ cho phép con bạn dễ dàng chuyển tiếp giữa hoạt động trong và ngoài giờ học trực tuyến. Vì vậy, phụ huynh cần thảo luận lịch học và nhắc nhở con chuẩn bị bài vở trước khi tham dự lớp học trực tuyến. Tốt nhất là giúp trẻ thức dậy, “lên lớp” và “ra chơi” cùng một thời điểm mỗi ngày để xây dựng thói quen học tập nhất quán.

Vào các giờ giải lao tại trường, trẻ thường được cho vận động thể chất (như tập thể dục giữa giờ). Ðiều này vừa giúp giải tỏa căng thẳng, vừa cho não trẻ có thời gian nghỉ ngơi. Tương tự, khi học trực tuyến, phụ huynh cũng nên cho con thỉnh thoảng nghỉ ngơi và khuyến khích trẻ thực hiện vài động tác căng duỗi cơ thể tại chỗ, uống nước hoặc nhâm nhi một món ăn vặt lành mạnh.

3. Phương tiện học tập

Có lẽ đây chắc chắn là thứ không thể thiếu để giúp trẻ học online. Nhưng lựa chọn phương tiện, thiết bị nào để làm việc đó. Rất đơn giản.

Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, một chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng, hay laptop đều có thể trở thành công cụ học tập trực tuyến. Mỗi thiết bị có những thuận lợi và những yêu cầu để kết nối với “lớp học ảo”. Chúng ta cùng điểm qua nhé:

Điện thoại thông minh (smartphone)

Hiện nay có rất nhiều hãng điện thoại thông minh, hỗ trợ kết nối internet không giây (wifi, mạng 4G), các thiết bị này có hệ thống âm thanh và camera chất lượng, độ phân giải cao, rõ nét. Và là thiết bị nhỏ gọn, nhẹ nhàng

Điện thoại thông minh

Tuy vậy, điện thoại thông minh lại có hạn chế là màn hình nhỏ hẹp, ảnh hưởng đến thị giác của trẻ nhỏ. Hơn nữa, nếu không có sự giám sát của cha mẹ, trẻ có thể lơ là, chuyển sang ứng dụng khác như chơi game, xem video… làm ảnh hưởng đến lớp học trực tuyến.

Máy tính bảng (tablet)

Cũng giống như điện thoại thông minh, tablet có nhiều ưu điểm để trở thành phương tiện học trực tuyến hiệu quả. Với những thiết bị có cấu hình mạnh mẽ, hệ thống camera trước chất lượng cao, âm thanh rõ nét là những ưu điểm được nhiều phụ huynh lựa chọn. Bên cạnh đó, kích thước màn hình lớn giúp cho việc theo dõi bài giảng của thầy cô được đảm bảo hơn, thị lực của trẻ cũng ổn định hơn.

Máy tính bảng

Tuy nhiên, cũng như điện thoại thông minh, phụ huynh nên để mắt và giám sát việc học của trẻ. Tránh trường hợp trẻ uể oải trong học tập, chán nản và chuyển sang chơi trò chơi, hoặc tò mò vão những trang web không lành mạnh.

Máy tính xách tay (laptop)

Không nhỏ gọn như smartphone hay tablet, nhưng chắc chắn máy tính xách tay là thiết bị phù hợp hơn cả cho việc học tập trực tuyến.

Máy tính xách tay thời nay mạnh mẽ về cấu hình, thiết kế nhỏ gọn, màu sắc đa dạng. Và đặc biệt có sự hỗ trợ của hệ thống camera có sẵn. Kích thước màn hình lớn. Đó chính là điểm mạnh của thiết bị này. Nhưng để có thể giúp trẻ phát biểu ý kiến, xây dựng bài học, cần có một microphone đơn giản (như tai nghe có chức năng ghi âm) để giúp học sinh tương tác được với thầy cô và các bạn trong lớp.

Tuy nhiên, xét trên khía cạnh kinh tế, chi phí để mua sắm thiết bị này thường cao hơn so với máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Do vậy, sẽ là khó khăn cho những gia đình không dư giả về mặt tài chính.

Máy tính để bàn (PC)

Cũng như máy tính xách tay, nhưng máy tính để bàn có nhiều hạn chế hơn. Thiết kế cồng kềnh do bao gồm các bộ phận CPU, Màn hình, Bàn phím…

Và hạn chế rõ ràng nhất, đó là, máy tính để bàn không có sẵn hệ thống camera và hệ thống microphone để thu âm. Do vậy, chúng ta cần phải trang bị thêm các thiết bị này.

Với hệ thống camera, cần phải có chân đế để gắn cố định, tránh trường hợp xê dịch, ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.

Thiết bị camera
Chân đế gắn camera hoặc điện thoại để cố định thiết bị

Phần mềm dạy học trực tuyến

Khi bắt đầu khóa học, nhà trường thường tổ chức gặp mặt phụ huynh học sinh để trao đổi về kế hoạch học tập của học sinh. Trong lúc dịch covid đang bùng phát, có lẽ hoạt động này sẽ được thực hiện bằng những trao đổi thông qua các phương tiện công nghệ. Và trong số những nội dung, nhà trường và giáo viên sẽ đề cập đến việc cần cài đặt chương trình nào trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng … để giúp học sinh học tập trực tuyến.

Hiện nay có khá nhiều ứng dụng hỗ trợ học tập online, cả miễn phí và trả phí. Có thể kể đến một số ứng dụng phổ biến như:

Việc cài đặt và đăng ký tài khoản các ứng dụng này khá đơn giản. Phụ huynh có thể tra cứu trên Google để thực hiện.

Và bên cạnh những điều kiện nêu trên, phụ huynh không quên hướng dẫn con học bài. Nếu trẻ gặp vất vả trong một môn nào đó, phụ huynh nên dành chút thời gian giải thích những chỗ mà con chưa hiểu trong bài học/bài tập. Ðể làm được điều này, phụ huynh cần linh hoạt sắp xếp lịch làm việc để có thể hướng dẫn con vào lúc tâm trí trẻ tỉnh táo và hứng thú nhất.

Hi vọng bài viết sẽ giúp phụ huynh rõ hơn về hình thức học online và các điều kiện cần chuẩn bị, để giúp học sinh lớp 1 học trực tuyến được hiệu quả hơn.