Động Từ Thức – Nơi chàng Từ Thức gặp tiên

Động Từ Thức thuộc địa phận xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, được xem là hang động đẹp nhất xứ Thanh. Nơi đây, du khách được hòa mình phong cảnh hữu tình; chiêm ngưỡng cảnh huyền ảo của hang động. Và nghe truyền thuyết về chàng Từ Thức gặp nàng tiên Giáng Hương.

Khách về Nga Thiện quê tôi
Xem động Từ Thức, thăm người cảnh tiên

Nhìn càng đắm ngắm càng say
Mà xem phong cảnh thắm tình nước non”.

Những câu ca dao đầy cảnh vị trong bài Tiễn khách của người dân huyện Nga Sơn, Thanh hóa, càng làm mỗi du khách khi về thăm động Từ Thức một cảm xúc lưu luyến.

Vị trí địa lý của hang Từ Thức

Động Từ Thức nằm trong lòng một ngọn núi thuộc dãy Tam Điệp. Tiếp giáp giữa huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và huyện Nga Sơn (Thanh Hóa). Động được đánh giá là một trong những hang động đẹp nhất xứ Thanh.

Hệ thống hang động nằm bên trong dãy núi hùng vĩ

Động Từ Thức trước kia có tên là động Bích Đào; thuộc hệ thống núi đá vôi kéo dài từ Tam Điệp (Ninh Bình) đến cửa Thần Phù – Nga Sơn (Thanh Hoá). Động Từ Thức cách TP Thanh Hóa khoảng hơn 40km. Và cách thị trấn Phát Diệm (Ninh Bình) hơn 10 cây số.

Đường bậc thang từ sân rộng lên cửa hang

Sự tích hang động

Hang động này gắn liền với nhân vật Từ Thức trong truyện dã sử Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Ông quê ở Thanh Hóa, được hư cấu gặp được tiên… Sử cũ chép, Từ Thức là một nhân vật lịch sử có thật. Ông sinh sống dưới thời Trần, thế kỷ XIV, làm quan ở Tiên Du, Bắc Ninh. Nổi danh là người thông minh, ham học, làm quan song ông luôn có lòng thương dân. Ông thường dành lương bổng mua thóc gạo phát chẩn cho dân những năm đói kém mất mùa.

Cửa duy nhất vào trong hang

Động Từ Thức có gì đặc biệt?

Đường lên động du khách sẽ không cảm mệt mỏi vì phải leo núi. Bởi bên lề đầy những cây cổ thụ tỏa bóng râm mát. Những dây leo to vắt ngang qua đường đan vào nhau tạo thành những cái võng. Ai tinh nghịch còn leo lên đu đưa chụp vài tấm hình.

Lên đến cửa động bạn sẽ thấy hai bài thơ chữ Hán. Một khắc trên phiến đá đặt dưới nền động và một khắc trên vách đá cao. Bài thứ thứ nhất là của chúa Trịnh Sâm với bút danh Nhật Nam Nguyên. Bài thơ thứ hai do Lê Quý Đôn sáng tác vào thế kỷ 18; được khắc vào đá năm 1905, trong đó có đoạn:

Văn đạo thần tiên sự điểu mang
Bích Đào động khẩu thái hoang lương
Càn khôn nhất hạt cùng Từ Thức
Vân thủy song nga lão Giáng Hương

Động Từ Thức là danh thắng được xếp hạng quốc gia. Dưới ánh điện mờ, thạch nhũ muôn hình vạn trạng lóng lánh sắc màu được nhân hóa. Có rất nhiều nhũ đá tạo thành những hình thù độc đáo. Chúng được gắn liền với truyền thuyết về Từ Thức và Giáng Hương.

Sự lung linh huyền bí bên trong lòng hang

Nét lung linh của động Từ Thức

Động chính gồm hai phần, phần ngoài rộng, trần động hình vòng cung như chiếc bát úp khổng lồ. Phía dưới vòng cung có một nhũ đá “tỏa” xuống trông như trái đào tiên. Vì thế động còn được gọi là Bích Đào. Dưới là nền đá phẳng, nhẵn, là vết tích đền thờ Từ Thức còn lưu lại đến hôm nay. Sau đó là đụn nhũ thạch lấp lánh được ví như những kho chứa vàng bạc, gạo muối… được dân gian lưu truyền.

Kho tiền là chuỗi thạch nhũ to nhỏ chảy từ trên xuống như những xâu quan tiên thời xưa
  • Kho gạo hấp dẫn hơn bởi những hòn đá mịn được gắn chặt, đều màu nâu bạc
  • Kho muối là một quần thể thạch nhũ bé, trắng toát
  • Kho tiền là chuỗi thạch nhũ to nhỏ chảy từ trên xuống như những xâu quan tiên thời xưa
Sự đặc sắc của tạo hóa

Những nhũ đá rũ xuống từ trên nóc đông phát ra âm thanh độc đáo

Bàn thờ tiên với những nhũ đá nhú lên tạo ra nhiều nhân hình kỳ thú

Bước vào phần trong động là một thế giới kỳ bí với nhiều cảnh trí mà chỉ tạo hóa mới tạo ra được. Đầu tiên bạn sẽ thấy những phiến nhũ đá mỏng. Chúng có màu trắng ngà rủ từ trần xuống những nhũ đá đó được gọi là “đàn đá”, “trống đá”. Bởi vì nếu bạn cầm que gõ nhẹ vào những thanh nhũ, dễ nghe mỗi thanh vang lên với những cung bậc khác nhau. Toàn cảnh này còn được gọi là “phường bát âm”.

Đàn đá trống
Kho muối là một quần thể thạch nhũ bé, trắng toát

Càng vào sâu lòng động càng rộng ra. Đầu tiên bạn sẽ thấy ngỡ ngàng khi gặp bàn Cổ tam sinh có đủ lợn, trâu, dê… một mâm cỗ gần giống như thật. Những dấu tích về tình yêu của Giáng Hương và Từ Thức như: buồng tắm của Giáng Hương và thư phòng của Từ Thức bằng đá; những bông hoa, quả đào tiên, vầng trăng và có cả những đôi chim thạch nhũ. Đối diện là cảnh ao bèo gợi hình tượng quê hương trong sự tưởng nhớ của chàng thư sinh Từ Thức…

Câu chuyện li kỳ

Cảnh tiếp là một ngã rẽ, một ngả theo tương truyền là đường lên cõi tiên của Từ Thức. Tại đây có quán nghỉ chân bằng đá mà chàng từng nghỉ suốt dọc hành trình. Và còn đó những mắc treo áo, treo mũ bằng đá. Bên cạnh đường lên tiên là một ngã rẽ hỏm sâu theo đường xoáy ốc vẫn bí ẩn muôn đời nay. Nhân dân quen gọi là đường xuống Địa ngục lạ…

Cổng địa ngục

Người xưa kể rằng, có lần, họ đã thả một quả bưởi xuống cổng địa ngục. Một vài ngày sau, người ta phát hiện nó trôi ở cửa sông ra biển tại khu vực Điền Hộ, thuộc xã Nga Điền.

Nếu du khách về với Động Từ Thức vào mùa hè, một không gian cực kỳ lôi cuốn. Phượng nở đỏ rực khu vực di tích hang động; ve kêu như mừng rỡ, chim muông hót vọng quanh núi. Cảnh tượng thật hư hư ảo ảo.

Lời kết

Xứ Thanh là vùng đất có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Du khách có rất nhiều sự lựa chọn. Nhưng nhớ đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm chốn bồng lai tiên cảnh nhé.